Monday, April 17, 2017

Những quốc gia nào đang đạt Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc với tốc độ nhanh nhất?


Mục tiêu cuối cùng của Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), thay thế cho Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ kể từ năm 2015, là chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo sự thịnh vượng cho tất cả mọi người. Mỗi mục đích có các mục tiêu cụ thể cần được đáp ứng vào năm 2030. Vậy các quốc gia đang hoàn thành chúng như thế nào?

Tổ chức phi lợi nhuận Bertelsmann Stiftung và Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc (LHQ) đã tạo ra một bộ chỉ số để đánh giá quá trình thực hiện SDG của 149 quốc gia bằng cách so sánh tiến trình hiện tại của các nước này với mức đánh giá cơ bản được thực hiện vào năm 2015.

17 mục tiêu phát triển bền vững của UN (Nguồn: UN)
Theo cách đánh giá này, Việt Nam xếp thứ 88 với điểm số 57,6, nghĩa là đã hoàn thành 57,6% trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững. Đây là một kết quả không quá tồi, nhưng thực sự khiêm tốn khi so sánh với những nước đứng đầu danh sách trong năm 2016.
Những quốc gia có kết quả tốt nhất trong năm 2016:

Chỉ số SDG năm 2016 của top 20 (Nguồn:  Bertelsmann Stiftung và the UN Sustainable Development Solutions Network)

Trên tất cả 17 mục tiêu, Thụy Điển đứng đầu danh sách các nước được khảo sát. Trung bình, 84,5% trong số đó đạt được mục tiêu dự kiến cho năm 2030.
Theo sát Thụy Điển là các nước láng giềng Scandinavia, Đan Mạch và Na Uy và Phần Lan ở ba vị trí tiếp theo. Các nước Tây Âu và Iceland (vị trí thứ 9) chiếm các vị trí còn lại trong top 10.
Các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương có kết quả tốt nhất là Nhật Bản, Singapore và Úc lần lượt đứng ở 3 vị trí cuối cùng của top 20.
Không nên ngủ quên trên chiến thắng
Chỉ số SDG nhấn mạnh rằng dù đạt được tỷ lệ cao, tất cả các quốc gia vẫn cần phải cố gắng rất nhiều để hoàn thiện nốt phần còn lại của những mục tiêu được đề ra.

Kết quả hoàn thành SDGs và chỉ số GDP theo PPP của một số quốc gia 
(Nguồn:  Bertelsmann Stiftung và the UN Sustainable Development Solutions Network)
Dựa vào biểu đồ trên, có thể thấy nhiều quốc gia có thu nhập cao hoạt động tốt trong các lĩnh vực phát triển kinh tế những vẫn thiếu khả năng đạt hiệu quả tốt trong SDGs toàn diện. Điều này là do họ phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong một số lĩnh vực cụ thể như giảm nhẹ những tác động của biến đổi khí hậu, bất bình đẳng về thu nhập, bình đẳng giới và giáo dục.
Ví dụ như những quốc gia trong top 3 – Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy – sẽ cần phải tập trung đặc biệt vào việc phát triển hệ thống năng lượng từ các nguồn có hàm lượng CO2 cao thanh các nguồn có hàm lượng CO2 thấp hơn để đạt mục tiêu phát triển môi trường bền vững.
Những ‘kẻ chậm chân’ trong quá trình phát triển bền vững
Theo chiều ngược lại, các quốc gia cần tới nhiều sự hỗ trợ và tương trợ nhất từ những nước khác là:


Chỉ số SDG của các quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng 

(Nguồn:  Bertelsmann Stiftung và the UN Sustainable Development Solutions Network)
Không bất ngờ khi một số nước nghèo nhất thế giới nằm ở cuối bảng xếp hạng. Các SDGs là một nhóm những đòi hỏi cao bao gồm cả chấm dứt đói nghèo cùng cực, tiếp cận phổ cập đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nước sạch và an toàn, những dịch vụ năng lượng hiện đại, và công việc tử tế. Những lĩnh vực này tiếp tục là một thách thứ khó khăn đối với nhiều quốc gia.
Đối với những quốc gia chưa có kết quả khả quan chẳng hạn như Cộng hòa Trung Phi, trợ giúp từ các quốc gia khác là thực sự cần thiết. Nó có thể thông qua các cơ chế quốc tế khác nhau như FDI, chia sẻ công nghệ và cải cách thuế toàn cầu (để giúp các nước nghèo có thể chống lại việc trốn thuế của các nhà đầu tư quốc tế).
K. Nguyễn


No comments:

Post a Comment