Khi nghĩ về ô nhiễm, chúng ta thường hình dung ra một thành phố đầy
khói bụi, hoặc một đại dương tràn ngập nilông và chai nhựa. Nhưng ô nhiễm không
chỉ có ở không khí và nước. Ô nhiễm tiếng ồn, âm thanh trong cuộc sống hằng
ngày của chúng ta, là một vấn đề ngày càng gia tăng và nó ảnh hưởng xấu đến
thính giác của chúng ta.
Ô nhiễm tiếng ồn là
những âm thanh quá mức, không mong muốn có trong môi trường. Nó làm phiền
và gây ra những ảnh hưởng xấu đến tinh thần và tâm lý cho con người. Không có
gì đáng ngạc nhiên khi ô nhiễm tiếng ồn đặc biệt tồi tệ tại các thành phố.
Một nghiên cứu gần
đây về tiếng ồn ở các đô thị cho thấy Quảng Châu của Trung Quốc có ô nhiễm tiếng
ồn tồi tệ nhất, trong khi Zurich của Thụy Sĩ yên ắng nhất.
Worldwide Hearing Index (tạm dịch: Chỉ số thính giác toàn cầu)
đã được tạo ra bởi những nhà sáng lập của Mimi Hearing Technologies GmbH, một
công ty về ứng dụng nghe kỹ thuật số. Họ đã phân tích kết quả kiểm tra thính
giác của 200 000 người dùng của họ.
Họ tổng hợp những kết quả của mình với dữ liệu về ô nhiễm âm
thanh từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và từ SINTEF, một tổ chức nghiên cứu của
Na Uy, và sử dụng chúng để vẽ biểu đồ về ô nhiễm tiếng ồn tại 50 thành phố khác
nhau trên khắp thế giới.
Mối liên hệ giữa ô nhiễm tiếng ồn và sự suy giảm thính giác tại các
thành phố trên thế giới
(Nguồn: Mimi Hearing Technologies)
Delhi là thành phố gây ô nhiễm tiếng ồn tệ thứ hai, theo sau
bởi các thành phố như Cairo, Mumbai, Istanbul và Bắc Kinh.
Barcelona, một trong 2 thành phố châu Âu đứng trong top 10 của
danh sách này, khi xếp thứ 7, trong khi các thủ đô Mexico City, Paris và Buenos
Aires đứng lần lượt ở các vị trí 8, 9 và 10.
5 thành phố yên tĩnh nhất đều ở châu Âu: Zurich, Vienna,
Oslo, Munich và Stockholm.
3 thành phố khác của Đức cũng nằm trong top 10 thành phố yên
tĩnh nhất là Dusseldorf (thứ 6), Hamburg (thứ 7), và Cologne (thứ 9). Portland
giữ vị trí thứ 8 và Amsterdam thứ 10.
Các nguồn ô nhiễm tiếng ồn điển hình là giao thông đường bộ,
đường sắt và đường hàng không, công trình xây dựng và công nghiệp, radio và TV
om sòm ở trong các cửa hàng, nhà hàng và quán bar.
Sự suy giảm
thính giác
Ô nhiễm tiếng ồn là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
suy giảm thính giác.
Theo WHO, 360 triệu
người trên thế giới bị suy giảm thính giác (nghễnh ngãng hoặc điếc), và 32 triệu
người trong số đó là trẻ em. WHO nói rằng tiếp xúc với tiếng ồn quá mức là
một trong những nguyên nhân dẫn tới hệ quả đó.
Nghiên cứu của công
ty Mimi Hearing Technologies cũng chỉ ra rằng thính giác của những người sinh sống
ở đô thị có khả năng nghe trung bình tương đương với của một người già hơn độ
tuổi thật của họ từ 10 đến 20 năm.
Những cư dân ở Vienna, Áo có chỉ số suy giảm thính giác thấp
nhất tương ứng với độ tuổi của họ, với mức độ suy giảm trung bình là 10,59 năm.
Những thành phố với mức suy giảm thính giác ít nhất (Nguồn: Mimi
Hearing Technologies)
Trong khi đó, theo chiều ngược lại, những người dân của
Delhi, Ấn Độ lại có mức độ suy giảm cao nhất (20 năm già hơn tuổi thật của họ).
Những thành phố với mức
suy giảm thính giác nhiều nhất
(Nguồn: Mimi Hearing Techonologies)
Tiếng ồn từ
môi trường không phải là vấn đề duy nhất
Tuy nhiên, tiếng ồn từ môi trường không phải là yếu tố duy
nhất ảnh hưởng đến tai và chức năng nghe của chúng.
Theo WHO, 1,1 tỷ
thanh thiếu niên và người trẻ tuổi có nguy cơ suy giảm chức năng của thính giác
do cách sử dụng các thiết bị audio không an toàn và tiếp xúc với mức độ âm
thanh gây hại tại các địa điểm vui chơi giải trí ồn ào.
Và suy giảm thính giác không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng
ngày. Ví dụ, nó đã được liên hệ tới trầm cảm và chứng mất trí nhớ. WHO nói rằng
cũng có một mối liên kết giữa suy giảm chức năng nghe và bệnh tim mạch, suy giảm
nhận thức, rối loạn giấc ngủ và ù tai.
WHO nói rằng một nửa
số trường hợp suy giảm thính giác có thể được ngăn ngừa thông qua các biện pháp
y tế công cộng, bao gồm giảm thiểu những tiếng ồn lớn bằng cách nâng cao nhận
thức về những rủi ro từ ô nhiễm tiếng ồn, xây dựng và thực thi các pháp chế
liên quan, và khuyến khích các cá nhân sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân như
nút tai và tai nghe chống ồn, headphones.
Những giải pháp thực
tiễn mà các thành phố có thể thực hiện bao gồm việc lắp đặt các rào cản tiếng
ồn đường bộ hoặc đường sắt, quản lý đường bay xung quanh sân bay và giảm nguồn
gây ô nhiễm tiếng ồn, ví dụ thông qua những lốp xe ít gây tiếng ồn hơn của các
phương tiện. Trồng nhiều cây xanh trong các đô thị cũng giúp giảm tiếng ồn.
Các tác giả của nghiên cứu cũng hy vọng rằng Worldwide
Hearing Index sẽ không chỉ nâng cao nhận thức của người dân đô thị và các cơ
quan quản lý, mà còn là hành động kêu gọi hành động của các cá nhân và những
nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầu tư tốt hơn cho sức khỏe thính giác.
K. Nguyễn
Senate Public Works Committee, Noise Pollution and Abatement
Act of 1972, S. Rep. No. 1160, 92nd Cong. 2nd session
No comments:
Post a Comment