Hầu hết chúng ta sẽ cho rằng dù có gu khác nhau thì hẳn ai cũng yêu
thích âm nhạc. Nhưng thực sự không phải vậy, những nhà khoa học đã chỉ ra rằng khoảng
3 - 5% dân số thế giới hoàn toàn lãnh cảm với âm nhạc. Hiện tượng
tâm lý kỳ lạ này được lý giải như thế nào?
Allison Sheridan không hề quan tâm đến âm nhạc. Những bài
hát về tình yêu hay những cuộc chia ly không làm cô động lòng, các tác phẩm cổ
điển không làm cô hào hứng, nhịp điệu sôi động cũng không khiến cho cô muốn nhảy
theo. Đối với Sheridan, một kỹ sư đã về hưu, cảm giác của cô với âm nhạc dao động
từ tẻ nhạt cho đến mất tập trung.
Mặc dù xuất thân từ một gia đình có truyền thống âm nhạc,
Sheridan nằm trong 3 – 5% dân số thế giới thờ ơ với âm nhạc. Hội chứng này được
gọi là music anhedonia (tạm dịch: lãnh đạm với âm nhạc) – khác với hội chứng
lãnh đạm nói chung, mất khả năng cảm thấy phấn khích và thường liên quan đến trầm
cảm. Thực tế, những người lãnh đạm với âm nhạc không có vấn đề về tâm lý cả. Sự
thờ ơ của họ với âm nhạc không phải nguồn gốc của trầm cảm hay bất kỳ hình thức
đau khổ nào cả. Tuy nhiên, Sheridan có nói rằng: “Sự đau khổ duy nhất là bị chế
nhạo bởi những người khác vì họ không biết đến hội chứng tâm lý này. Vì ai cũng
phải yêu âm nhạc mà, phải không?”.
Những nghiên cứu trước đây cho thấy phần lớn những người thưởng
thức âm nhạc cho thấy tim đập nhanh hơn hay làn da “dẫn điện” – khi da của một
người tạm thời trở thành một chất dẫn điện khi phản ứng lại với một thứ khiến họ
cảm thấy bị kích thích. Tuy nhiên, những người lãnh đạm với âm nhạc không thể hiện
những thay đổi sinh lý này khi họ nghe nhạc.
Trong một nghiên cứu gần đây, được xuất bản ở Proceedings of
the National Academy of Sciences, những nhà khoa học đã nghiên cứu phản ứng của
não với âm nhạc.
Dựa vào phản ứng của họ, những sinh viên tham gia vào nghiên
cứu được chia làm 3 nhóm: những người không quan tâm gì đến âm nhạc, những người
có chút hứng thú đến âm nhạc, và những người sống và thở bằng âm nhạc. Những
nhà nghiên cứu sau đó cho họ nghe nhạc trong khi đo hoạt động của não bằng một
máy fMRI.
Đối với những người yêu thích âm nhạc, hoạt động của vùng thần
kinh thính giác và vùng tưởng thưởng của não liên kết chặt chẽ với nhau, do đó,
đối với họ, nghe một bài hát mang lại niềm vui và sự hứng thú. Nhưng những nhà
nghiên cứu phát hiện ra rằng 2 vùng này trong não của những người lãnh cảm với
âm nhạc không tương tác với nhau khi họ nghe nhạc. Để chắc chắn rằng, những người
lãnh cảm với âm nhạc vẫn phản ứng với các kích thích khác, những nhà nghiên cứu
cho họ tham gia một trò cờ bạc và thấy rằng thắng tiền đã kích thích hệ thống
tưởng thưởng trong não của họ một cách bình thường.
Theo chiều ngược lại, não của những người phấn khích quá mức,
những nhà nghiên cứu đã thấy sự truyền dẫn thông tin mạnh mẽ nhất giữa khu vực
thần kinh thính giác và khu tưởng thưởng của não.
“Nó cho thấy trải nghiệm của bạn với âm nhạc liên quan đến phản
ứng thần kinh giữ 2 vùng này trong não – nếu những phản ứng này càng mạnh mẽ
thì bạn càng cảm thấy hứng thú với âm nhạc, Họ chính là những người nói rằng
không thể tưởng tượng được một cuộc sống thiếu đi âm nhạc.” – Robert Zatorre, một
nhà thần kinh học nhận thức của đại học McGill tại Montreal và là một trong những
tác giả của nghiên cứu cho biết.
Ông cũng nói rằng những phát hiện của ông cũng giúp cho những
người lãnh cảm với âm nhạc tránh những lời mỉa mai từ chính bạn bè và gia đình
của họ: “Họ nói với tôi rằng họ rất vui vì tôi đã đưa ra cho họ những bằng chứng
khoa học, vì bây giờ họ đã có thể nói với bạn bè của mình ngưng làm phiền tôi về
âm nhạc. Nó không có tác dụng gì với họ cả.”
K.Nguyễn
Nguồn: https://www.theatlantic.com/health/archive/2017/03/please-dont-stop-the-music-or-do-stop-the-music-i-dont-really-mind/519099/
No comments:
Post a Comment