Saturday, May 6, 2017

Nước thải có thể không phải là một vấn đề mà là một nguồn tài nguyên chưa được khai phá




Theo một chuyên gia về nước của UN, nước thải từ các hộ gia đình, công nghiệp và nông nghiệp không nên được coi là một vấn đề mà là một nguồn tài nguyên quý giá có thể giúp đáp ứng nhu cầu về nước, năng lượng và chất dinh dưỡng của dân số thế giới đang ngày càng gia tăng.



Theo báo cáo Phát triển nước thế giới 2017 của UN mới được công bố, trên toàn cầu, hơn 80% lượng nước thải được thải ra sông hồ mà không qua xử lý. Điều này có tác động tiêu cực đến sức khỏe và môi trường.

Cũng theo báo cáo này, ô nhiễm do chất thải của con người và động vật tác động đến 1/3 số lượng sông ở Nam Mỹ, châu Á và châu Phi, khiến hàng triệu sinh mạng rơi vào trạng thái nguy hiểm.

Tuy nhiên, ông Richard Connor, tổng biên tập của báo cáo, cho rằng nước thải chứa các chất dinh dưỡng như photpho và nitrat có thể biến thành phân bón.

Ông cũng nói thêm nước thải được xử lý có thể biến thành khí biogas để cấp điện cho các nhà máy xử lý nước thải hoặc để bán trên thị trường:

“Bản thân nước thải là một nguồn tài nguyên có quý giá, kể cả từ nước ‘thải’ cũng không phản ánh đúng giá trị của nó. Chúng ta cần dừng việc xem nó như một gánh nặng phải giải quyết. Nó không phải một thứ vô giá trị và không nên chỉ bị đối xử như chất thải, đặc biệt khi thế giới đang rất khan hiếm nước.”

Yếu tố “Yuck”

Theo UN, dân số thế giới dự kiến sẽ tăng 1/3 lên hơn 9 tỷ người vào năm 2050, và thế giới sẽ cần thêm 55% nước và 70% năng lượng.

Tăng trưởng dân số cũng sẽ dẫn đến nhu cầu tăng 70% về lương thực, gây thêm nhiều áp lực cho nước do trồng trọt cũng yêu cầu nước để tưới tiêu. Thực tế, ở hiện tại, nước được tiêu thụ nhiều nhất trong hoạt động nông nghiệp.

Dân số đông hơn cũng đồng nghĩa với nhiều nước thải hơn, và các chính phủ đã cam kết sẽ cải thiện tình trạng này như một phần của mục tiêu phát triển mà các nước thành viên của UN đã đồng ý ký kết vào năm 2015.

Tăng lượng nước thải là một trong những thách thức lớn nhất liên quan đến sự phát triển của các khu định cư tạm bợ tại các thành phố đang được mở rộng nhanh chóng ở các nước đang phát triển.

Theo ông Connor, mặc dù nước thải là một nguồn tài nguyên quý giá, nhưng chi phí là điều thường ngăn cản các chính phủ đầu tư vào những nhà máy xử lý. Trong khi đó điều khiến người dân ngần ngại sử dụng nước thải vì yếu tố “yuck”, vì xét cho cùng ai muốn sử dụng nguồn nước bẩn đó chứ?

Tuy nhiên họ không hề biết rằng, Trạm Không gian Quốc tế đã sử dụng cùng một lượng nước trong suốt 17 năm. Ông nói: “Vào buổi sáng, nó có thể là trà, vào buổi chiều, nó là nước tiểu và rồi sáng hôm sau ai đó lại cạo râu vào nó.”

Một giải pháp cho chính phủ là đầu tư vào các hệ thống xử lý nước thải nhỏ hơn và phân cấp, giúp giảm chi phí chỉ bằng một phần của các nhà máy thông thường và ít cần bảo trì hơn. Không phải tất cả lượng nước cần được xử lý đến mức an toàn để uống ( mức an toàn cao nhất) mà một phần có thể chỉ đến mức đủ an toàn để sử dụng cho các ngành công nghiệp, đô thị, nông nghiêp hoặc để làm mát các nhà máy điện.

“Bạn thực hiện biện pháp nào phù hợp nhất với ngân sách và thiết kế mức độ xử lý nước thải phù hợp với nhu cầu của bạn. Từ khóa là ‘xử lý phù hợp với mục đích’.” – Ông Connor nói.
K. Nguyễn
Nguồn: https://www.weforum.org/agenda/2017/03/why-wastewater-is-not-a-problem-but-a-resource




No comments:

Post a Comment