20 năm trước
đánh dấu sự xuất hiện của Dolly, chú cừu trưởng thành nhân bản vô tính đầu tiên
trên thế giới. Vậy từ đó đến nay, kỹ thuật nhân bản vô tính đã phát triển như
thế nào?
Sự ra đời của Dolly
Vào
tháng 2 năm 1996, bà Mycock (bây giờ là bà Walker), một nhà tế bào học nghiên cứu
tại trung tâm nghiên cứu động vật Roslin ở Scotland, đã cho một luồng điện nhỏ đi
qua 2 tế bào của cừu để trong đĩa petri. Một tế bào là tế bào trứng chỉ có nhân,
phần tế bào bao gồm hầu như tất cả gen của nó đã được loại bỏ. Tế bào còn lại thì
có nhân còn nguyên vẹn gen và được lấy từ vú của một con cừu cái khác. Dòng điện
đã làm cho 2 tế bào hợp nhất với nhau tạo thành một phôi thai. Và chỉ vài tháng
sau, vào mùa hè năm 1996, bà Walker đã nhận được một tấm fax thông báo sự ra đời
của Dolly.
Tuy
nhiên, nội dung tấm fax được viết ngắn gọn và khó hiểu “Nó đã ra đời và nó có một
khuôn mặt trắng trẻo cùng với những chiếc chân nhiều lông”. Cũng thật dễ hiểu,
vì tại thời điểm đó bước đột phá này được coi như một bí mật. Và chỉ tới tháng
2 năm sau, thì cả thế giới mới biết tới sự hiện diện của Dolly thông qua một bài
báo khoa học được đăng trên Nature.
Dolly là minh chứng cho quan niệm ‘sai lầm’ của
các nhà khoa học
Các
nhà khoa học xôn xao về Dolly vì trên thực tế, rất nhiều người trong số họ coi
nhân bản động vật là một điều không tưởng. Trước thì nghiệm của viện Roslin, đã
có nhiều các nhà khoa học thử nghiệm nhân bản ếch và một số động vật có vú khác
nhưng họ đều thất bại. Những thất bại này khiến họ tin rằng mặc dù tất cả các tế
bào trong cơ thể có những vật liệu di truyền giống nhau, chúng không có đặc điểm
khả năng sinh sản như nhau. “Tế bào gốc”, như những tế bào tìm thấy trong phôi
thai ở giai đoạn đầu, phát triển thành các loại tế bào có chức năng riêng biệt
được tìm thấy ở da, cơ hay dây thần kinh. Nhưng những tế bào “khác biệt” đó không
thể quay trở về dạng tế bào gốc được, vì phát triển là con đường một chiều.
Tuy
nhiên nghiên cứu tại viện Roslin đã chỉ ra rằng chiều ngược lại hoàn toàn có thể
xảy ra. Cụ thể thì, bước đột phá này đạt được nhờ Keith Campbell đã phát hiện
ra được tầm quan trọng của việc đồng bộ “những chu kỳ tế bào” - những nhịp mà
theo đó những tế bào phát triển và phân chia. Bằng cách làm “đói” những tế bào
hiến tặng theo một cách mà buộc chúng dừng việc phân chia lại, Campbell đã làm
cho chúng khớp với chu kỳ của những tế bào trứng.
Những câu hỏi về vấn đề nhân văn
Phương
pháp nhân bản mới này mở ra 2 khả năng. Một là “nhân bản vô tính” (reproductive
cloning), sự sao chép của từng con vật cụ thể. Khả năng còn lại là “nhân bản phục
liệu pháp” (therapeutic cloning), bằng cách tạo ra các tế bào phôi gốc có khả năng
chuyển thành các dạng tế bào khác.
Nhiều người đã coi việc sáp nhập hai loại nhân
bản này với nhau là một cơn ác mộng. Cơn ác mộng này đã trở nên tồi tệ hơn sau
sự can thiệp vào nền nông nghiệp của nước Anh - sự bổ sung não bò vào thức ăn
gia súc – vào những năm 1990 đã tạo ra vụ bê bối về dịch “bò điên” và dẫn tới
việc phải tiêu hủy 4,4 triệu con gia súc.
Ngoài
ra, công chúng cũng lo ngại rằng nhân bản người hàng loạt sắp diễn ra để lấy nội
tạng chữa trị cho các bệnh nhân, hoặc để tạo ra những đứa trẻ “hoàn hảo”. Với tỉ
lệ thành công thấp, đây có thể coi là quá trình rất lãng phí. Bên cạnh đó, sức
khỏe của “sản phẩm nhân bản” cũng không được đảm bảo. Dolly đã phải chịu viêm
khớp và viêm phổi khi còn nhỏ, và nhân bản của các loại động vật khác cũng phải
chịu những bất thường về sức khỏe.
Một hướng đi mới cho nhân bản vô tính
Năm
2006, phương pháp chuyển giao nhân tế bào vẫn chưa thể sản xuất ra được tế bào
phôi gốc của người. Tuy nhiên cùng năm đó, Shinya Yamanaka, một nhà khoa học Nhật
Bản, đã tìm ra 4 yếu tố có thể chuyển đổi các mô khác biệt thành các tế bào gốc,
mở ra một lối đi mới với chất lượng gần bằng trong thí nghiệm với Dolly nhưng ít
rắc rối về mặt nhân văn hơn rất nhiều. Tiến sĩ Yamanaka đã gọi những tế bào ông
tạo ra là “tế bào gốc đa năng cảm ứng".
Không
chỉ không gây rắc rối về mặt nhân văn vì không cần đến sự có mặt của một phôi
thai, những tế bào đặc biệt này cũng có thể được làm từ những tế bào được hiến
tặng bởi những bệnh nhân tiềm năng. Điều này có nghĩa là, nếu những tế bào đó
được dùng để điều trị cho chính những bệnh nhân đó sau này, thì hệ thống miễn dịch
của họ sẽ được cải thiện hơn mà không gặp phải bất cứ sự đào thải nào của cơ thể.
Năm
2012, ông đã được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu của mình.
Cha mẹ: một, hai, hay ba?
Một
trong những hệ quả của công trình của Yamanaka là phương pháp thay thế giúp các
cặp đôi quyết định quá trình sinh sản của mình.
Nếu
kỹ thuật ống nghiệm giao tử (IVG) được hoàn thiện và thích ứng với người, những
người bị ảnh hưởng bởi những rối loạn khác nhau có thể quyết định việc dừng sản
xuất trứng hoặc tinh trùng của chính mình.
Theo
chiều người lại, nó cũng cho phép các cặp đôi đồng tính (đối với cặp đôi
nam-nam thì họ cần một phụ nữ mang thai hộ) hoặc những người muốn làm cha mẹ đơn
thân có thể có những đứa con sinh học của chính họ dựa vào kết quả công trình
nghiên cứu của ông Yamanaka.
Nguồn: http://cafebiz.vn/mot-chu-cuu-da-lam-thay-doi-the-gioi-nhu-the-nao--20170221174125463.chn
Nguồn: http://cafebiz.vn/mot-chu-cuu-da-lam-thay-doi-the-gioi-nhu-the-nao--20170221174125463.chn
No comments:
Post a Comment