Khác với các nước Nam Âu, các quốc gia Bắc Âu sẵn sàng trả
thuế để được hưởng những dịch vụ công toàn diện và hiệu quả cùng một xã hội với
một hệ thống phân phối thu nhập một cách công bằng.
Theo những công bố chính thức vào ngày 22/2, Chính phủ Thụy
Điển đã thu về tiền thuế cao hơn rất nhiều so với dự báo năm ngoái. Thặng dư ngân sách của đất nước Bắc Âu này
đạt 85 tỷ SKR (tương đương với 9,5 tỷ USD) trong năm 2016. Gần một nửa trong số
đó là do các công ty và cá nhân nộp thừa thuế.
Đáng ra, điều này nên khiến cho Chính phủ Thụy Điển vui mừng,
nhưng ngược lại, giới chức nước này, những người phải trả lãi và quản lỹ, lại
đau đầu về tình trạng “kỳ lạ” này. Chuyện gì đang xảy ra vậy?
Những nhà xã hội học, kinh tế học và những học giả khác đã
tranh cãi trong một thời gian dài về nguyên nhân khiến những người dân Thụy Điển
sẵn lòng trả thuế vì lợi ích chung.
Một vài giả thuyết đã được đưa ra. Có người cho rằng có lẽ,
những mùa đông khắc nghiệt và kéo dài ở phương Bắc có lẽ đã kéo nhiều thế hệ những
người Thụy Điển “lại gần nhau” hơn để cùng tồn tại và khiến họ nhận thức tốt
hơn về tầm quan trọng của việc giúp đỡ cộng đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, người Thụy Điển không hào phóng đến
mức ấy. Hiện tượng đóng thừa thuế thực
chất là hệ quả của lãi suất âm.
Lãi suất chuẩn của ngân
hàng Trung ương Thụy Điển (2000 – 2016)
(Nguồn: Riksbank)
Trong 2 năm trở lại đây, từ tháng 3 năm 2015, ngân hàng
Trung ương Thụy Điển cũng như các ngân hàng khác ở Thụy Điển đã giữ mức lãi suất
dưới 0% trong một nỗ lực nhằm ngăn ngừa tình trạng lạm phát và đồng krona tăng
giá quá nhiều so với đồng euro.
Cùng lúc đó, chính phủ đã hứa sẽ trả lãi suất 0,56% cho bất
kỳ khoản tiền nộp thuế thừa nào cho những người nộp thuế. Mặc dù, lãi suất này
đã giảm xuống 0%, các cá nhân và công ty thà lưu trữ tiết kiệm của họ dưới hình
thức nộp thuế thừa hơn là gửi vào ngân hàng và mất tiền.
Thông thường, các quan chức và chính trị gia sẽ thể hiện sự
vui mừng khôn xiết khi thặng dư ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Nhưng trong
trường hợp của Thụy Điển, chi phí vay mượn
từ người nộp thuế (nhận tiền nộp thừa của họ) cao hơn khoảng 800 triệu SKR so với
huy động vốn từ những nguồn khác. Không biết là hiện tượng chi trả thuế quá
mức này sẽ phát triển như thế nào, cũng như khi nào thì người nộp thuế sẽ đòi lại
lãi suất từ tiền nộp thuế quá mức của họ. Chính điều này gây khó khăn cho việc
quản lý lưu lượng tiền tệ.
Lãi suất âm ở Thụy Điển
sẽ tiếp tục trong trong thời gian tới đây, đồng nghĩa rằng tình trạng nộp thừa
thuế cũng sẽ còn kéo dài.
K. Nguyễn
No comments:
Post a Comment