9 năm sau siêu lạm phát, tình hình tại Zimbabwe vẫn không khá khẩm hơn
là mấy. Một phần vì người đã đưa đất nước này đến tình trạng hiện tại, Robert
Mugabe, vẫn đang tại vị ở tuổi 93.
Năm 2008, tờ tiền trị giá 1000 tỷ đôla Zimbabwe nhưng chỉ
đáng giá 40 xu đã gây chấn động trên khắp các trang nhất của các tờ báo lớn nhỏ.
Trước sự kiện này, ít ai biết rằng đất nước ở châu Phi này
đã từng là một đất nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, ngành nông
nghiệp đang bùng nổ và nguồn nhân lực dồi dào. Nhưng trong suốt 37 năm lãnh đạo,
ông Mugabe đã làm lãng phí tất cả những nguồn tài nguyên đó.
Hiện tại, gần ¼ dân số
Zimbabwe đang cần trợ giúp lương thực và 72% sống trong nghèo đói. Trong
vòng một thế hệ, ông Mugabe đã biến Zimbabwe từ một đất nước giàu tiềm năng trở
nên kiệt quệ.
Bằng cách
nào mà một mình ông ta đã phá hủy cả một đất nước?
Năm 1980 là thời điểm ông Mugabe lên nắm quyền sau khi
Zimbabwe giành độc lập từ nước Anh. Thời gian đầu, mọi việc đã diễn ra khá suôn
sẻ bằng việc kêu gọi hòa giải với người Zimbabwe da trắng, và tăng cường tiếp cận
giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho tất cả người dân. Đầu xuôi nhưng có vẻ đuôi của
quá trình cầm quyền của Mugabe không được suôn sẻ, vì ông ta liên tiếp đưa ra
các quyết định sai lầm.
Mở đầu bằng việc ông Mugabe bội chi – một việc mà ông ta
liên tục thực hiện khi nắm quyền lực – để hỗ trợ chi phí cho các đề án khác
nhau. Và khi bám trụ quyền lực hơn 3 thập kỷ thì cách cai trị của ông ta đã trở
thành độc tài, phi dân chủ và áp bức. Các yếu tố điển hình gây ra đau khổ ở bất
cứ đấy nước nào. Nhưng nguyên nhân quan
trọng nhất khiến ông Mugabe đưa Zimbabwe đến bờ vực của sự tuyệt vọng chính là
khả năng quản lý kinh tế kém cỏi.
Một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong chuỗi sai lầm
ngớ ngẩn của vị tổng thống này là vào năm 2000. Khi đó, ông Mugabe đã vội vã
phát động một cuộc cải cách đất đai và khuyến khích sử dụng bạo lực để chiếm lấy
các nông trại được cai quản bởi người da trắng, vào thời điểm đó là xương sống
của ngành nông nghiệp ở đất nước này. Hầu hết diện tích đất bị thu giữ đã được
trao cho những người nông dân da đen, những người thiếu kinh nghiệm canh tác
nông nghiệp hiện đại. Nhiều người đã được chọn tiếp quản những mảnh đất này vì
có quan hệ với ông Mugabe và đảng của ông ta, Liên minh Quốc gia châu Phi
Zimbabwe – Mặt trận Yêu nước (ZANU – PF). Kể từ đó, ngành nông nghiệp từng khiến
các nước trong khu vực ghen tị và là nguồn xuất khẩu chính đột ngột chùn bước, ảnh
hưởng đến phần còn lại của nền kinh tế.
Quân đội của Zimbabwe dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Mugabe
đã tham gia vào cuộc nội chiến Congo năm 1998, và 4 năm sau đó, bắt đầu rút về
nước. Ngân hàng Trung ương của nước này đã phải in tiền nhanh hơn để trả hết các
khoản nợ chiến tranh và bồi thường cho các cựu chiến binh cũng như trợ giá cho
các sản phẩm đang ngày càng trở nên đắt đỏ bởi sự thất bại của các nông trại. Hệ
quả tất yếu của việc in tiền không kiểm soát là tình trạng siêu lạm phát. Có thời điểm năm 2008, tỷ lệ lạm phát chạm
mốc 213 000 000%.
Năm 2016, hình ảnh người dân sợ hãi xếp hàng ngoài các ngân
hàng, hy vọng vẫn còn tiền khi tới lượt mình là vẫn một cảnh tượng phổ biến tại
đất nước này. Đó là biểu hiện rõ ràng nhất của sự lo lắng của họ về kế hoạch kinh
tế mới nhất của Robert Mugabe.
Tháng 11 năm 2016, ngân hàng Trung ương của Zimbabwe bắt đầu
in những tờ trái phiếu. Giá trị cũng một tờ phiếu như vậy có giá trị ngang với
một đồng USD. Thực chất, đây chỉ là một cách in tiền khác mà thôi. Điều đó có nghĩa
là một thảm họa kinh tế tiếp theo do ông Mugabe tạo ra hoàn toàn có thể xảy ra.
No comments:
Post a Comment