Chính những thành phố lớn, chứ không phải các quốc gia, sẽ là trung tâm quyền lực của thế giới trong tương lai. Một cách để so sánh quyền lực kinh tế là chỉ số GDP. Thông qua cách này, 10 siêu đô thị lớn nhất trên thế giới giàu có hơn cả các quốc gia – bao gồm một số nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bản đồ này so sánh năm GDP 2015 theo PPP của 10 thành phố
giàu nhất thế giới với các quốc gia có chỉ số tương tự.
GDP theo PPP của 10 thành phố lớn
nhất trên thế giới năm 2015 (Đơn vị: tỷ USD)
(Nguồn: Martin Prosperity
Institute)
Nhìn vào bản đồ, ta có thể thấy:
- Tokyo, thành phố lớn nhất và giàu nhất, có GDP đạt 1,62 triệu tỉ USD. Một con số ngang ngửa với Hàn Quốc, nền kinh tế đứng thứ 14 trên thế giới, với GDP ở mức 1,75 triệu tỉ USD.
- Vào năm 2015, New York, thành phố giàu thứ hai, đã tạo ra số tiền gần bằng Canada, quốc gia lớn thế hai trên thế giới – mặc dù không có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như của quốc gia này.
- Bên bờ Tây của Mỹ, Los Angeles có GDP gần gấp đôi GDP của một nước lớn khác, Úc.
- Seoul, thủ đô của Hàn Quốc và chiếm hơn 50% GDP của nước này, vượt GDP của Malaysia (817 nghìn tỷ USD).
- Thành phố London tạo ra sản lượng kinh tế gần bằng toàn bộ Hà Lan.
- Paris dễ dàng vượt trội so với Nam Phi, một trong ba nền kinh tế hàng đầu của châu Phi.
- Thượng Hải, ngàng bằng với Paris, là một thế lực kinh tế mạnh mẽ hơn Philippines
- Moscow là trung tâm kinh tế lớn hơn Ả rập Thống nhất.
Người đồng sáng lập CityLab, một trang web cộng
đồng về phát triển đô thị, ông Richard Florida chỉ ra rằng 10 thành phố lớn nhất
này có GDP theo PPP trị giá 9,5 nghìn tỷ USD, nhiều hơn cả Nhật Bản và Đức cộng
lại. Nếu bạn lấy 20 thành phố lớn nhất, bạn sẽ có một con số gần ngang ngửa với
18 nghìn tỷ USD của Mỹ. Ông cũng nói:
“Theo cách nói khác: Những thành phố là trung tâm quyền lực
mới của kinh tế toàn cầu – nền tảng cho sự đổi mới, kinh doanh và tăng trưởng
kinh tế. Nhưng chúng vẫn đang phải chịu ơn các quốc gia ngày càng lỗi thời và lạc
hậu.”
No comments:
Post a Comment